Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy?
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ba đích đến chiến lược của Nga với Ukraine
Làm giảm khả năng đàm phán của Kiev, tăng uy tín của Moscow với người dân và chính giới Ukraine, thể hiện sự vượt trội so với phương Tây về tầm ảnh hưởng, là những mục tiêu chiến thuật của Nga đối với nước láng giềng, giới phân tích nhận định.

 


Cuối cùng thì hai bên xung đột ở Ukraine đã đạt thỏa thuận ngừng bắn với sự hỗ trợ của Nga và châu Âu vào ngày 5/9. Trong khi Moscow tin tưởng rằng tình thế hòa hoãn sẽ được chấp hành để chấm dứt đổ máu, thì dân chúng Ukraine vẫn chưa tin, còn phía Mỹ thì tỏ rõ nghi ngờ.

 

Phương Tây hoài nghi khả năng tồn tại lâu dài của lệnh ngừng bắn bởi họ cho rằng về dài hạn, Nga không để người láng giềng của mình ngả vào vòng tay của Mỹ và NATO và sẽ hành động theo chiến lược đó

 

Ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO cuối tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo khối quân sự này không nên đề nghị Ukraine trở thành thành viên, đồng thời khuyến cáo Mỹ đừng cố áp đặt ý chí của mình đối với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

 

"Đó sẽ là một nỗ lực trắng trợn làm hỏng tất cả mọi cố gắng nhằm bắt đầu cuộc đối thoại về đảm bảo hòa giải dân tộc", Reuters dẫn lời ông Lavrov.

 


 

Ukraine là quốc gia lớn nhất nằm đệm giữa biên giới của Nga và liên minh quân sự hùng hậu gồm 28 quốc gia NATO. Kể từ đầu những năm 2000, khi khối này kết nạp các quốc gia Baltic và ngày càng tiến dần về phía đông, Moscow ngày càng phản ứng quyết liệt, ngăn chặn Ukraine ngã vào vòng tay của NATO và EU trở thành nhiệm vụ không thể không làm của Nga.

 

Theo Nikolas K. Gvosdev, giáo sư nghiên cứu về an ninh quốc gia tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, Nga trước hết cần cán qua ba cái đích trước khi đạt được mục tiêu giữ Ukraine trong vòng ảnh hưởng của mình.

 

Thứ nhất, làm suy yếu vị thế của chính phủ thân phương Tây ở Ukraine, khiến nước này mất đi khả năng thương lượng trên bàn đàm phán, đồng thời thuyết phục Kiev sẵn sàng chấp nhận các đề xuất từ Moscow. Sau đó, chứng kiến sự suy yếu khả năng kinh tế và quân sự của Ukraine. Và cuối cùng, khiến cho uy tín của phương Tây trong mắt người Ukraine suy giảm do không thực hiện được các lời hứa về viện trợ và ủng hộ chính phủ ở Kiev.

 

Sau thảm họa máy bay MH17 bị bắn rơi trên bầu trời đông Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đồng thuận áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Moscow. Cách này không đủ mạnh để buộc Nga thay đổi chính sách. Hơn thế, nó còn góp phần làm gia tăng mối bất đồng giữa Nga với Ukraine và phương Tây.

 

Chiến dịch trấn áp phe ly khai, được Kiev mô tả là "hoạt động chống khủng bố" ở Ukraine sau đó bắt đầu phát huy tác dụng, làm hao mòn sức kháng cự của quân ly khai và nhanh chóng thu hẹp vùng lãnh thổ mà lực lượng này kiểm soát. Hai tuần trước, nhiều người dự đoán Donetsk và Lugansk sẽ sụp đổ trước sức mạnh quân sự của Ukraine. Nhưng kể từ cuối tháng 8, tình thế hoàn toàn xoay chuyển. Phe ly khai mạnh lên, tập trung lực lượng vào phía nam, đuổi cho quân chính quy của Ukraine tháo chạy khỏi nhiều thị trấn.

 

Hội nghị ở Minsk bàn về lệnh ngừng bắn được triệu tập vội vã có thể nhắm vào việc biến vấn đề Donetsk và Lugansk trở nên "thực tế" để Kiev phải tập trung đối phó. Ukraine sẽ giống như các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở giai đoạn cuối với tình trạng xung đột gần như vĩnh viễn, không thể giải quyết nếu thiếu bàn tay của Moscow. Với sự ủng hộ của Nga, phe ly khai có đủ sức tồn tại buộc chính quyền của Poroshenko đối phó với họ như một lực lượng độc lập trong chính trị Ukraine, National Interest nhận định.

 

Cách tiếp cận này có vẻ như nhằm phục vụ cho ý đồ thứ nhất: làm thay đổi cán cân trên bàn hội đàm.

 

Miền đông Ukraine hàng ngày vẫn chìm trong đạn pháo, cuộc sống của người dân khổ sở và thiếu thốn trầm trọng. Ảnh: Petr Shelomovskiy

Tiềm lực quân sự Kiev chưa bao giờ được coi là mạnh. Một phần lý do bởi tham những và ngân quỹ eo hẹp khiến quân đội không có khả năng đối phó với những mối đe dọa mới. Các nhà chính trị và chuyên gia nước ngoài liên tục bàn thảo về việc cung cấp vũ khí tối tân cho Ukraine. Nhưng biểu hiện yếu kém của các đơn vị cũng như nạn tham nhũng trong quân đội sẽ chỉ khiến mọi hỗ trợ trở nên vô nghĩa.

 

Các đế chế tư nhân phương Tây cũng không sẵn sàng rót tiền đầu tư mới cho Ukraine. Royal Dutch Shell, tập đoàn năng lượng ngoài quốc doanh lớn thứ hai thế giới, đã ký bản thỏa thuận phát triển mỏ dầu và khí đốt ở đông Ukraine với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych. Hiện nay, kế hoạch bị hoãn vô thời hạn với lý do tình hình trong khu vực quá bất ổn và cuộc xung đột gây ảnh hưởng lớn đến xây dựng và sản xuất.

 

Ukraine giờ đây thất thế hơn nhiều cả trên phương diện kinh tế và quân sự so với chỉ một năm trước. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những ai muốn giữ Kiev trong vòng ảnh hưởng của mình.

 

Cuối cùng, Moscow muốn loại bỏ mọi hy vọng của chính phủ Ukraine về một sự can thiệp có hiệu quả của phương Tây. Sau xung đột Nga - Gruzia năm 2008, cựu tổng thống Ukraine Leonid Kuchma đã khuyên đồng bào mình không nên bị cuốn vào bất kỳ tranh chấp nào với Moscow. "Khi chúng ta đối đầu với Nga... thì ai sẽ đứng về phía chúng ta? Tôi chắc chắn cả EU và Mỹ sẽ không động một ngón tay", National Interest dẫn lời ông.

 

Lần này, phương Tây hành động khá tích cực, thể hiện ở các lệnh trừng phạt nặng hơn áp đặt lên Nga. Nhưng mọi thứ chỉ dừng lại ở đó. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa ra dấu hiệu rằng có một giới hạn rõ ràng xung quanh việc phương Tây có thể đi xa đến đâu trong khủng hoảng Ukraine: chắc chắn can thiệp quân sự sẽ không bao giờ được tính đến.

 

Trong khi đó thì Nga chủ động và đẩy mạnh cứu trợ cho người Ukraine. Các lãnh đạo Ukraine, với niềm hy vọng đặt vào phương Tây vơi dần, sẽ sẵn sàng nhượng bộ trước đề nghị của Nga nếu họ nhận ra rằng không có chàng hoàng tử nào đến cứu mình cả.

 

Vị thế của Nga trong khu vực Á-Âu sẽ tiếp tục được củng cố khi người ta làm phép so sánh giữa những lời hứa của phương Tây với lập trường cũng như hành động dứt khoát của Putin. Mặt khác, Putin cũng có thể đẩy mạnh danh tiếng và tỷ lệ ủng hộ ở Nga lên cao hơn, nhờ chứng minh được rằng ông có thể chống lại sự "áp đặt" của Tây phương.

 

Tính đến hiện nay, ván bài ở Ukraine cho thấy Putin có thể áp đặt những điều mà Kiev và phương Tây không mong muốn. Trong khi đó, phía bên kia chưa xoay chuyển được bàn cờ.

 

"Bị trừng phạt thì cũng khó chịu đấy, nhưng không chết được", giáo sư Gvosdev nhận xét.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)
    Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine (08-05-2024)
    Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Vì sao EU quyết trừng phạt Nga? (07-09-2014)
    Chạy trốn khỏi địa ngục IS (07-09-2014)
    Quan hệ Nga-Trung: Đã thấy trái đắng! (07-09-2014)
    NATO đứng trước thách thức "tồn tại hay không tồn tại"? (07-09-2014)
    Vì sao phương Tây không dám nói Nga “xâm lược” Ukraine? (06-09-2014)
    Khi Bình Nhưỡng bắt đầu đục ô cửa “nhòm” sang châu Âu (06-09-2014)
    Giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ sẽ chọn... Washington? (06-09-2014)
    "Cỗ máy chiến tranh" NATO liệu có thức dậy nổi ở Ukraine? (06-09-2014)
    Thái Lan: Mới tạm yên, chưa ổn định (06-09-2014)
    Ai phải chịu trách nhiệm về sự hoành hành của Nhà nước Hồi giáo? (06-09-2014)
    Các nước Đông Âu cay đắng, vỡ mộng về NATO (05-09-2014)
    Al-Qaeda thâm nhập Nam Á (05-09-2014)
    Ngày thảm họa của tổng thống Pháp (05-09-2014)
    Nhật bắt tay Nga, ASEAN kiềm tỏa Trung Quốc? (05-09-2014)
    Mỹ-NATO! Hãy quên Ukraine đi! (05-09-2014)
    Tình hình Ukraine: Nga đang tung hứng trên thế thắng (04-09-2014)
    Ấn Độ muốn bán máy bay, tên lửa tiên tiến cho VN (04-09-2014)
    Mỹ-Syria: Hợp tác hay can dự? (04-09-2014)
    Nga mượn Mông Cổ phòng xa Trung Quốc? (04-09-2014)
    ISIS – Bài toán nan giải của Nhà Trắng (04-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153018646.